Tác hại và cách giải quyết nước giếng khoan bị nhiễm đục
Gần đây, khoan giếng Văn Thắng nhận được rất nhiều những thắc mắc của mọi người về khi sử dụng giếng khoan gia đình thì nước bị đục và không biết nguyên nhân tại sao. Để có thể giải quyết những thắc của mọi người thì với bài viết này khoangiengvanthang.com sẽ nêu ra những nguyên nhân và các khắc phục nước bị đục một cách hiệu quả nhất.
Nguyên nhân dẫn đến nước giếng khoan gia đình bị đục
- Các chất thải từ nguồn sinh hoạt hay sản xuất nhiễm vào nguồn nước sinh hoạt của gia đình chúng ta
- Các chất hữu có do xác động hoặc thực vật bị phân hủy.
- Ảnh hưởng từ tảo, cỏ dại và vi khuẩn khí sinh trùng trong nước.
- Nồng độ sắt có trong nước cao.
Nếu những chất này mà chúng ta không xử lý kịp thời thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng cũng như các thiết bị đồ dùng trong gia đình.
Tác hại của nước giếng khoan bị nhiễm đục
- Sẽ gây hư hỏng, tắc đường ống và các thiết bị như bổn rửa mặt, vòi hoa sen… và có thể bị ăn mòn nhiều những thiết bị phụ kiện đường ống nước…
- Nếu thường xuyên sử dụng nguồn nước bị nhiễm đục trong sinh hoạt sẽ gây ra tình trạng quần áo bị ố bẩn, mục rát, nhanh hư hỏng…
- Là một trong những môi trường thuận lợi cho các vi sinh trùng có thể phát triển nhanh chóng và xâm nhập gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm cho người sử dụng.
Nếu khi sử dụng khoan giếng gia đình mà phát hiệu những dấu hiệu nguồn nước giếng khoan của chúng ta đang sử dụng bị nhiễm đục thì mọi người cần phải xử lý ngay, để tránh được những ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng bằng những cách đơn giản như sau.
Cách xử lý nước giếng khoan bị nhiễm đục
Bước 1: Sử dụng các chât hóa học để keo tụ, tạo bông
Nguyên lý hoạt động của công đoạn này khi xử lý là dùng các chất hóa học có tác dụng kết dính các hạt có kích thước rất nhỏ nhìn bằng mắt thường không thể thấy được có trong nước để có thể lọc qua những thiết bị lọc hoặc màng lọc. Việc keo tụ, tọa bông này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khuấy, thời gian khuấy, nhiệt độ của nước, độ pH, độ đục của nước….
Bước 2: Để cho nguồn nước đã được keo tụ tạo bông vào những bể lọc
Mục đích của quy trình này là lắng đọng những tạp chất có trong nước giếng khoan và làm giảm đi lượng cặn lo lửng trên bề mặt nước.
Một số phương pháp làm lắng cặn đơn giản:
- Lắng cặn trực tiếp tại bể lắng. Tuy đây là phương pháp thô sơ nhưng lại có thể loại bỏ những tạp chất, cặn bẩn lớn trong nguồn nước.
- Lắng cặn bằng lực ly tâm.
- Lắng cặn bằng lực đẩy nổi.
Bước 3: Lọc nguồn nước để có thể sử dụng
Đây là công đoạn cuối cùng trong quá trình xử ký nguồn nước bị nhiễm đục và có thể sử dụng một các an toàn trong sinh hoạt gia đình. Ở công đoạn này thì việc lọc sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn những cặn bẩn, tạp chất còn xót lại trong nước khi đã tiến hành hai bước trên.
Vật liệu thông thường dùng để lọc như: sỏi, cát, cát mangan, than hoạt tính…
Nếu trong trường hợp nguồn nước giếng khoan của gia đình bạn bị nhiễm đục quá cao mà các biện pháp trên không thể giải quyết được thì mọi người có thể dụng các hệ thống xử lý nước giếng khoan cho hộ gia đình đang được bán rất nhiều trên thị trường để có thể đảm bảo được vệ sinh và sức khỏe cho gia đình chúng ta một cách tốt nhất.