Tin Tức

Giếng là gì? Tìm hiểu về giếng khoan

Giếng là cụm từ quen thuộc, gần gũi với các làng quê Việt Nam. Tuy nhiên, với đời sống đô thị, hiện đại hoá như ngày nay, thì cũng có không ít người thắc mắc “giếng là gì?”. Để biết được câu trả lời chính xác, bạn hãy theo dõi ngay bài viết sau đây.

Giếng là gì?

Giếng hay giếng nước là một cái hố sâu được con người đào hoặc khoan xuống lòng đất nhằm mục đích chính là để đựng nước. Người ta tạo ra giếng bằng cách đào, khoan, xới để hút nước từ trong lòng đất.

Giếng là gì

Giếng là hố sâu để chứa nước

Có 3 loại giếng chủ yếu là:

  • Giếng khoan
  • Giếng đào
  • Giếng đóng

Nước giếng có thành phần khoáng chất nhiều hơn so với nước mặt, tuy nhiên, khi sử dụng cần phải xử lý mềm để loại bỏ các chất có hại như sắt, asen, mangan.

Khoan giếng là gì?

Khoan giếng là một công trình nhằm hút nước ngầm có độ sâu vài chục đến vài trăm mét với công suất từ 5-500/s. Giếng khoan thường có đường kính là 100-600m, được sử dụng để cung cấp cho sinh hoạt gia đình và công nghiệp. 

Khoan giếng có 2 hình thức chính là: giếng khoan hút hồi và giếng khoan hút trực tiếp

Ngoài ra, còn có các loại giếng khoan khác như: giếng khoan có áp, giếng khoan không có áp, giếng khoan hoàn chỉnh, giếng khoan không hoàn chỉnh,…

Khoan giếng là gì

Khoan giếng là công trình hút nước trong lòng nước

Khoan giếng có mục đích gì?

Ở một số khu vực, địa phương khi mà nguồn nước sạch chưa phát triển, chưa được cung cấp đến tận nơi, thì giếng nước đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây là nơi cung cấp nước sinh hoạt và nước trong các hoạt động sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi của người. Việc khoan giếng sẽ giúp cho con người có thể sử dụng được nguồn nước sạch luôn chảy ngầm bên trong lòng đất. Cũng nhờ đó mà người dân không rơi vào tình trạng khan hiếm nguồn nước sạch. 

  • Khoan giếng được phục vụ cho nhiều mục đích như sau:
  • Khoan giếng để cung cấp nước trong sinh hoạt: ăn uống, trồng trọt, chăn nuôi,..
  • Khoan để khai thác nước dưới đất: có độ sâu đến 600m
  • Khoan để bắn mìn trong gương lò: có độ sâu đến vài m
  • Khoan địa chất công trình: thường có chiều sâu vài chục m
  • Khoan nhằm mục đích khai thác dầu khí: sâu đến vài nghìn m
  • Khoan để thăm dò khoáng sản thể rắn: có độ sâu khoảng 4000m

Cấu tạo của giếng khoan

Miệng giếng

Đây là nơi đặt máy bơm nước, cũng là nơi để người sử dụng theo dõi và kiểm tra khả năng hoạt động của giếng. Đây cũng là nơi để người dân lấy nước sử dụng nên thường sẽ được lắp thêm mái che để bảo vệ, tránh bụi bẩn. 

Thân giếng

Bộ phận này được cấu thành bởi những ống thép inox nối lại với nhau. Những ống này có tác dụng chính là bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm và chống sụt lở giếng. Phía trên thân giếng là các guồng bơm được nối với động cơ điện trục đứng. Đây cũng là vị trí để nhân viên kỹ thuật thi công bơm chìm giếng khoan.

Cấu tạo của giếng khoan

Cấu tạo của giếng khoan

Ống lọc 

Đây cũng là một trong những bộ phận chính của giếng khoan, được đặt bên trong lòng đất để dẫn nước vào trong giếng. Đồng thời có tác dụng ngăn không cho bùn cát xâm nhập vào trong giếng. Ống lọc của giếng khoan có các kết cấu khác nhau tùy thuộc vào từng đặc điểm địa hình. Nếu vị trí đặt ống là đá cuội, cát to thì có thể không cần sử dụng lưới lọc ngoài. Còn trong trường hợp dưới lớp đất ngầm toàn là cát mìn thì nên có lưới bọc phía ngoài để đảm bảo độ tinh khiết cho nguồn nước. 

Ống lắng 

Đây là phần dưới cùng của giếng khoan và có độ dài khoảng 2 – 10m để giữ lại cặn cát lọt vào giếng nước. Khi thay rửa nước giếng, người ta sẽ đưa cát được đọng lại nảy lên khỏi mặt đất. Thông thường, thợ thi công sẽ bọc đất sét xung quanh ống để tránh nhiễm bẩn cho nguồn nước.

Tham khảo thêm: Cách trang trí giếng trời nhà ống đẹp cho nhà ở

Khi khoan giếng cần lưu ý vấn đề gì?

Vị trí của giếng khoan

Vị trí đặt giếng khoan thích hợp nhất phải nơi xa các nhà máy sản xuất, công trình lớn hay cơ sở sản xuất thực phẩm. Vì nếu đặt giếng gần những khu vực này thì nước giếng sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hại do rác thải công nghiệp hoặc có mùi hôi.

Để xác định được người loại giếng khoan, người ta sẽ căn cứ vào mức độ sử dụng, địa chất thuỷ văn, điều kiện nguồn nước ngầm và kết cấu hạ tầng tại khu vực đó. Sau đó, từ những thông tin thu thập được mà người ta sẽ lựa chọn loại hình là giếng khoan công nghiệp hay giếng khoan dân dụng sao cho phù hợp nhất.

Vị trí của giếng khoan

Lưu ý khi khoan giếng

Tính toán mạch nước ngầm

Một trong những bước làm vô cùng quan trọng trước khi đào giếng đó là phải tính toán được mạch nước ngầm bên trong lòng đất. Nếu như không xác định chính xác nguồn nước nằm ở đâu sẽ rất vất vả cho người đào giếng. Còn nếu như nhận biết được địa điểm chính xác của mạch nước ngầm sẽ giúp cho việc đào giếng khoan diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn. 

Để làm được điều này, bạn cần phải tìm đến những người có trình độ chuyên môn cao, có thể quan sát và nhận định được địa chất bên trong lòng đất. Những thợ đào giếng kinh nghiệm có khả năng quan sát vị trí địa chất, hệ sinh thái xung quanh để dự đoán chính xác nơi có mạch nước ngầm. Ngoài ra, họ cũng có thể dựa vào mạch nước từ những giếng khoan lân cận để đoán được dòng chảy của mạch nước ngầm.

Quy trình khoan giếng như thế nào?

Chuẩn bị 

Trước tiên khoan giếng, thợ thi công sẽ dọn dẹp bề mặt giếng khoan sao cho tạo ra một phẳng trống trải để lắp đặt máy khoan một cách chắc chắn nhất. Khi tiến hành khoan, máy khoan sẽ tạo ra độ rung nhất định, nên yêu cầu đối với vị trí khoan đó là mặt phẳng có độ bám tốt. 

Đặt ống bao và khoan

Nên lựa chọn những mũi khoan sắc khi bắt đầu khoan. Đào lớp đất cứng trên bề mặt giếng trước để đóng ống bao, ngăn chặn tình trạng sạt lở đất. Khi tiến hành khoan cần chuẩn bị đầy đủ dây dẫn nước và máy nén khí để đấy mùn khoan lên mặt đất.

Đến khi đã đào đến phần ống thịt thì sử dụng ống nhựa lớn có đường kích bằng lỗ khoan để làm ống bao. Sau đó, dùng búa để đóng ống bao xuống đất. Để cho nước ngập ngang mặt ống để thuận lợi cho quá trình đóng ống bao. 

Quy trình khoan giếng

Quy trình khoan giếng

Sục ống và lắp đặt

Dùng nước sục cho địa chất, thổi toàn bộ cát, đá, sỏi lên trên cho đến khi có nước xuất hiện bên trong là được. Tiếp theo, lắp đặt hệ thống ống xuống dưới giếng để bắt đầu hút nước ngầm để sử dụng. Sau khi hoàn thành, thợ thi công sẽ kết cấu ống gồm ống lọc, ống chống, ống lắng sao cho phù hợp nhất.

Bơm sục rửa giếng

Khi hệ thống đã được hoàn thiện, thợ thi công sẽ thực hiện thao tác chèn chặt phần thành hai bên của đường ống. Cuối cùng là sục giếng lần cuối cùng để giữ độ trong sạch cho nước giếng. Sục khí sẽ đẩy hết các phần nước bị ô nhiễm ra ngoài, đến khi có nước trong trên bề mặt giếng thì dừng lại.

Lắp đặt máy bơm 

Sau cùng, thợ thi công sẽ lắp đặt máy bơm để hoàn thành công việc khoan giếng. Ở công đoạn này, người lắp đặt cần chú ý phân biệt đầu ra và đầu bơm nước. Ngoài ra, mỗi loại giếng khác nhau sẽ tương ứng với loại máy bơm khác nhau. 

Kiểm nghiệm

Kiểm nghiệm giếng khoan sau khi hoàn thành

Kiểm nghiệm giếng khoan sau khi hoàn thành

Sau khi hệ thống giếng khoan đã hoàn thành, người dùng cần phải kiểm nghiệm trong 1 thời gian ngắn xem giếng nước có gặp phải vấn đề gì hay không, nước giếng có bị thất thoát hay không. Nếu có, hãy báo ngay với nhân viên kỹ thuật đề có phương án khắc phục kịp thời. 

Trên đây là câu trả lời cho những ai thắc mắc giếng là gì? khoan giếng là gì? Hy vọng qua những chia sẻ trên bạn sẽ hiểu hơn về đặc điểm của những giếng khoan quen thuộc hàng ngày. 

Nếu gia đình bạn đang có nhu cầu khoan giếng gia đình, khoan giếng công nghiệp phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, sản xuất thì hãy liên hệ ngay với khoan giếng Văn Thắng để được tư vấn và giá nhanh nhất. Hotline: 0904.251.684 & 0967.283.486


Website: https://khoangiengvanthang.com/