Tin Tức

Giải đáp: Nên đào giếng hay khoan giếng ?

Đào giếng hay khoan giếng đều là cách mà con người tạo ra nguồn nước để phục vụ cho đời sống hàng ngày. Nên đào giếng hay khoan giếng là điều băn khoăn của rất nhiều người khi muốn có giếng nước để sử dụng. Để có được câu trả lời chính xác, bạn hãy theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi. 

Giếng nước là gì?

Giếng nước hay còn gọi là giếng là một hố sâu được con người đào/khoan dưới lòng đất nhằm mục đích lấy nước. 

Giếng có 3 loại là: giếng khoan, giếng đào, giếng đóng

Giếng là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho con người

Giếng là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho con người

Hình ảnh giếng nước đa phần xuất hiện ở các làng quê Việt Nam, những khu vực mà hệ thống nước sạch chưa phổ cập. Chúng có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nước sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt của con người. Việc tạo ra giếng phục vụ cho nhiều mục đích như sau:

  • Cung cấp nước cho sinh hoạt: ăn uống, chăn nuôi, sản xuất trồng trọt
  • Khai thác nguồn nước trong lòng đất
  • Khai thác dầu khí
  • Bắn mìn trong gương lò
  • Thăm dò khoáng sản thể rắn

Khoan giếng là gì?

Khoan giếng là một công trình thu hoạch nguồn nước ngầm sâu trong lòng đất với công suất từ 5 – 500l/s có độ sâu đến vài chục hoặc vài trăm mét và có đường kính từ 100 – 600mm. Giếng khoan được sử dụng rất phổ biến tại các làng quê ở Việt Nam. 

Giếng khoan có 2 loại chính là: giếng khoan hút hồi và giếng khoan hút trực tiếp

Một số loại khác: giếng khoan có áp, giếng khoan không có áp, giếng khoan hoàn chỉnh, giếng khoan không hoàn chỉnh,… 

Giếng khoan thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm thời gian

Giếng khoan thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm thời gian

Quy trình khoan giếng được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị. Thợ thi công sẽ dọn dẹp bề mặt đất để tạo ra khoảng trống cho việc lắp đặt máy khoan chắc chắn, cố định.
  • Bước 2: Đặt ống bao và khoan. Trước tiên, đào lớp đất cứng trên bề mặt giếng để đóng ống bao, tránh tình trạng sạt lở đất. Khi đào đến phần thịt thì dùng ống nhựa lớn để làm ống bao. Sau đó, đóng xuống đất sao cho nước ngập ngang mặt ống.
  • Bước 3: Sục ống và lắp đặt. Dùng nước sục cho địa chất, thổi hết cát đá lên trên đến khi có nước xuất hiện bên trong. Sau đó, đặt ống xuống dưới giếng để bắt đầu hút nước ngầm. 
  • Bước 4: Bơm sục rửa giếng. Sục rửa giếng nhằm mục đích giữ độ trong cho nước và để đẩy hết phần nước bị ô nhiễm ra bên ngoài. 
  • Bước 5: Lắp đặt máy bơm. Thợ thi công sẽ lắp máy bơm để hoàn thiện công việc khoan giếng. Mỗi loại giếng khác nhau sẽ có một loại máy bơm khác. 

Tìm hiểu thêm: Nhà hướng Đông Nam nên đào giếng hướng nào là tốt nhất?

Đào giếng là gì?

Đào giếng là phương pháp truyền thống, chỉ sử dụng những vật dụng thô sơ, đơn giản. Những người thợ sẽ phải làm việc dưới độ sâu lên đến vài chục mét trong lòng đất, phải đối mặt với vô vàn điều hiểm nguy, như: đá sỏi rơi, đứt dây tời, ngạt thở,…

Đào giếng mất khá nhiều thời gian, công sức và nguy hiểm

Đào giếng mất khá nhiều thời gian, công sức và nguy hiểm

Công việc đào giếng thường được thực hiện bởi 3 – 5 người. Trong đó có 2 thợ chính thay phiên nhau xuống dưới để đào đất, những người còn lại sẽ đứng trên mặt đất và dùng tời để lấy đất từ dưới giếng lên. Bởi việc làm này vô cùng vất vả, mất nhiều thời gian và đối mặt với nhiều nguy hiểm, nên chỉ những người có lòng can đảm mới có thể làm được. 

Thời gian trung bình để hoàn thành giếng đào mất từ 12 – 15 ngày, tiến độ nhanh/chậm còn phụ thuộc vào địa hình, độ cứng mềm của đất.

Nên đào giếng hay khoan giếng?

Với công nghệ hiện đại như hiện nay, sự can thiệp của máy móc đã giúp cho con người thực hiện công việc trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn rất nhiều. Vì vậy, rõ ràng khoan giếng gia đình chiếm nhiều ưu thế hơn rất nhiều so với việc đào giếng bằng phương pháp thủ công, đem đến hiệu quả tốt hơn cả về thời gian và chất lượng. 

Nên đào giếng hay khoan giếng

Đào giếng hay khoan giếng tốt hơn?

Một số ưu điểm của khoan giếng:

  • Chi phí khoan giếng không quá cao, không có nhiều công đoạn phức tạp, giúp tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc.
  • Có thể thực hiện được độ sâu lớn, cho nguồn nước dồi dào, không sợ thiếu nước về mùa khô.
  • Độ sâu lớn nên nước cũng sạch hơn, tỷ lệ nhiễm hóa chất ít hơn so với nước trên bề mặt.
  • Đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động.

Như vậy, bài viết trên đây đã giải thích rõ cho bạn nên đào giếng hay khoan giếng. Hy vọng qua những chia sẻ của khoan giếng Văn Thắng, bạn sẽ lựa chọn được phương pháp tạo ra giếng nước sao cho thích hợp.